Mua - bán vàng chênh lệch kỷ lục, ai hưởng lợi?

Mua - bán vàng chênh lệch kỷ lục, ai hưởng lợi?

tháng 8 15, 2020
Có thời điểm giá vàng SJC cao hơn thế giới 4-5 triệu đồng/lượng và biên độ giá mua - bán giãn rộng chưa từng có

Ngày 14-8, giá vàng SJC tiếp tục "nổi sóng" khi tăng gần 2 triệu đồng/lượng lên gần 58 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng rồi quay đầu giảm lại. Cuối ngày, giá vàng SJC được giao dịch phổ biến quanh mức 54,63 triệu đồng/lượng mua vào, 56,67 triệu đồng/lượng bán ra, tăng khoảng 600.000 đồng/lượng so với hôm trước. Đáng chú ý, ngoài biến động giá thì biên độ mua - bán luôn được doanh nghiệp (DN) neo ở mức cao từ 2-2,77 triệu đồng/lượng.

Điều này được duy trì suốt 1 tuần qua, khi giá vàng SJC vọt lên trên 62 triệu đồng/lượng rồi rơi tự do xuống 51 triệu đồng/lượng. Có ngày, biên độ mua - bán được các đơn vị kinh doanh vàng nới rộng lên tới trên 4 triệu đồng mỗi lượng, giá bán vàng SJC cao hơn thế giới tới 4-5 triệu đồng/lượng.


Biên độ mua - bán vàng được nới rộng lên tới 4-5 triệu đồng/lượng giúp người kinh doanh giảm rủi ro nhưng có thể đẩy người mua vàng vào cảnh thua lỗ lớn .Ảnh: TẤN THẠNH

Tính đến cuối ngày 14-8, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.945 USD/ounce, tương đương khoảng 55,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 1,4 triệu đồng/lượng. Câu hỏi được đặt ra: "Ai là người được lợi khi giá vàng trong nước leo cao và biên độ mua bán quá lớn?". 

Theo ghi nhận, những ngày qua, khi giá vàng nóng sốt, nhiều người có vàng để dành đã băn khoăn không biết nên mua hay bán? Anh Tấn Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết vừa lập gia đình, gom vàng cưới lại được khoảng 1 lượng. Thấy giá cao tính bán rồi chờ giá xuống thấp mua lại.

"Nhưng với biên độ giá mua - bán các DN neo cao vậy thì khó quá. Giờ giá vàng SJC thấy lên 56,7 triệu đồng/lượng rất cao nhưng nếu tôi bán thì DN mua giá thu vào chỉ 54,7 triệu đồng/lượng. Vậy tôi phải chờ khi nào giá bán ra xuống thêm 2-3 triệu đồng nữa mới mua vào được, tính ra cũng không lời bao nhiêu, lại rủi ro" - anh Minh băn khoăn.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia vàng, cũng đặt nghi vấn: "Phải chăng các DN vàng vì lợi ích của mình mà neo mức chênh lệch lớn trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh để đẩy rủi ro về phía khách hàng?". 


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đào Trung Kiên, Giám đốc khối Chiến lược, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), phân tích giá vàng trong nước biến động theo giá thế giới nhưng thực chất thị trường trong nước và thế giới chưa liên thông hoàn toàn. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước tạm thời không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC; đồng thời vàng miếng SJC được sản xuất và chuyển cho thị trường vàng dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Giá vàng miếng được bán trên thị trường đã phải bao gồm thuế phí, chi phí gia công, chế tác…

"Thống kê tại PNJ những ngày qua, giao dịch vàng không tăng đột biến nhưng ở một số thời điểm nhất định khi giá vàng SJC biến động mạnh thì nhu cầu có tăng cao. Do đó, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng giảm rất mạnh, có ngày rớt cả 100-120 USD/ounce, rơi từ vùng 2.000 USD/ounce xuống còn khoảng 1.870 USD/ounce như vừa qua thì việc DN điều chỉnh nới biên độ mua - bán là cần thiết" - ông Đào Trung Kiên lý giải.

Cũng theo vị này, vàng thế giới chủ yếu giao dịch qua tài khoản (vàng tài khoản) và được giao dịch bởi các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính và nhà đầu tư kinh doanh vàng phái sinh, trong khi giao dịch vàng ở Việt Nam là vàng vật chất nên sẽ có độ trễ biến động nhất định. Vì vậy, DN cũng cần thời gian để điều chỉnh biên độ giá phù hợp.


Giải thích về việc "đẩy khó" cho khách hàng khi neo giá chênh lệch mua - bán ở mức kỷ lục, đại diện một công ty vàng lớn tại TP HCM cho rằng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những ngân hàng, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vàng miếng sẽ phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách đến giao dịch. "Lúc nào khách tới mua hoặc bán, DN đều phải đáp ứng chứ không có chuyện không mua vào hoặc không có vàng bán ra. Dù biên độ giá chênh lệch mua - bán giãn rộng nhưng vẫn có giao dịch cho thấy thị trường chấp nhận mức giá này, chứ không phải DN muốn để giá nào cũng được. Các DN cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau và khách hàng quyết định thời điểm mua vào hay bán ra" - vị đại diện công ty vàng này nêu.
Bước đi đầy bất ngờ của Warren Buffett: Cắt giảm lượng lớn cổ phần trong các ngân hàng, đầu tư 'không tiếc tay' vào ngành vàng

Bước đi đầy bất ngờ của Warren Buffett: Cắt giảm lượng lớn cổ phần trong các ngân hàng, đầu tư 'không tiếc tay' vào ngành vàng

tháng 8 15, 2020

Trong quý II vừa qua, tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã quyết định rút cổ phần tại các ngân hàng – cắt giảm tại nhiều nhà băng lớn, và đặt cược vào công ty khai thác vàng Barrick Gold bất chấp nhiều năm tỏ ra không "mặn mà" với kim loại quý này.


Theo hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý hôm thứ Sáu, Berkshire đã cắt giảm đáng kể lượng cổ phần đang nắm giữ tại JPMorgan và Wells Fargo trong quý II. Trong khi đó, cổ phần trong Goldman Sachs đã "biến mất" và thậm chí khoản đặt cược vào PNC Financial Services cũng bị cắt giảm. Tuy nhiên, Berkshire vẫn không hoàn toàn quay lưng lại với ngành ngân hàng, mà thay vào đó công ty này tiếp tục tăng cổ phần ở Bank of America trong những tuần gần đây.

Trong một cuộc phỏng vấn, David Kass – giáo sư ngành tài chính tại Trường Kinh doanh Robert H. Smith thuộc Đại học Maryland, cho biết, động thái mới trong hoạt động đầu tư phù hợp với triển vọng "cực kỳ thận trọng" mà Buffett đã chia sẻ trong cuộc họp cổ đông năm nay. Ông nói thêm: "Về cơ bản, ông ấy đang thể hiện sự thận trọng bằng cách tập trung việc cắt giảm lượng đầu tư trong ngành ngân hàng, ngoại trừ Bank of America."

Trái với quan điểm "nói không" với vàng, Berkshire đã thực hiện một thương vụ đầu tư mới vào công ty khai thác vàng Barrick Gold, mua 20,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1,2% cổ phần, trị giá khoảng 564 triệu USD tính đến cuối quý II. Trong khi hồ sơ tiết lộ các khoản nắm giữ được Warren Buffett giám sát cũng như những phó chủ tịch là Todd Combs và Ted Weschler, thì động thái này đã đánh dấu sự thay đổi lớn đối với một công ty được điều hành bởi một nhà đầu tư vốn cho rằng vàng là khoản đầu tư "ngu ngốc".

Trước đây, vị tỷ phú thường phàn nàn về những nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào vàng thay vì cổ phiếu vì lo ngại thâm hụt ngân sách liên bang đang tăng vọt. Dù không hứng thú với vàng nhưng ông cũng đặt cược lớn vào bạc. Năm 1997, Buffett đã mua 129,7 triệu ounce bạc với giá dưới 6 USD/ounce và bán không lâu sau đó.

Hơn nữa, Warren Buffett từng cảnh báo rằng không nên đầu tư vào vàng vì nó không mang lại hiệu quả như một công ty. Giờ đây, các công ty khai thác vàng đang được hưởng lợi lớn từ việc giá vàng tăng phi mã, từ đó thúc đẩy lợi nhuận do chi phí sản xuất ổn định, giúp họ trở thành khoản đầu tư ngày càng hấp dẫn. Do đó, các công ty khai thác vàng đã huy động được 2,4 tỷ USD trong đợt niêm yết thứ cấp ở quý II. https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Từ trước đến nay, Buffett nổi tiếng với quan điểm cho rằng ngân hàng là một ngành tốt, miễn là họ không mắc những sai lầm lớn. Ông đã gắn bó cùng Wells Fargo một thời gian dài vì ngân hàng này đã nỗ lực không dính dáng đến những bê bối trong nhiều năm. Trong khi đó, Bank of America được xếp hạng là ngân hàng giá trị nhất mà Berkshire nắm giữ cổ phần, tính theo vốn hóa và các khoản đầu tư vào cổ phiếu phổ thông chỉ xếp sau Apple.

Xem thêm: https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Ngoài ra, Berkshire cũng cắt giảm cổ phần trong những công ty tài chính khác, trong đó có M&T Bank Corp.và một khoản đầu tư vào Bank of New York Mellon Corp. Ngay cả khoản đặt cược vào Visa và Mastercard cũng được giảm bớt trong quý vừa qua.

Bình luận về động thái này, giáo sư Kass cho biết khoản đầu tư vào Barrick là "cú sốc lớn nhất" từ hồ sơ được công bố hôm thứ Sáu và cho thấy rằng quy mô của khoản này có thể là cổ phần của Combs hoặc Weschler. Ông cho hay: "Bạn có thể vẫn nghĩ rằng họ có chung quan điểm hoài nghi khi đầu tư vào vàng như Buffett. Dù điều này đột nhiên xuất hiện trong danh mục đầu tư của ông ấy, nhưng đó thực sự vẫn là một ‘hàng rào’ chống lại những điều xấu có thể xảy ra." 
Aeon xin lỗi vì chuột bò trên khay thức ăn tại Aeon Tân Phú

Aeon xin lỗi vì chuột bò trên khay thức ăn tại Aeon Tân Phú

tháng 8 14, 2020
Aeon cho biết đã tạm thời đóng cửa khu ẩm thực Việt Nam đến khu hoàn thành xong việc sửa chữa, đồng thời kiểm tra rà soát lại toàn bộ hệ thống tủ, quầy, kệ trong khu vực Delica.

Hình ảnh hai con chuột bò trên quầy thức ăn ở Aeon Mall Tân Phú. ảnh: VTC News

Công ty TNHH Aeon Việt Nam vừa chính thức lên tiếng về hình ảnh có chuột bò trên khay thức ăn ở quầy ẩm thực Việt, tại khu Delica, Aeon Tân Phú được các khách hàng ghi lại và đang lan truyền trên mạng xã hội.

Theo đó, Aeon Việt Nam xác nhận có sự việc như khách hàng đã ghi nhận.

"Aeon Việt Nam xin nhận lỗi và gửi lời xin lỗi chân thành tới quý khách hàng vì đã để sự việc này xảy ra. Chúng tôi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố để đem lại sự an tâm cho khách hàng và không để sự việc tương tự xảy ra lần nữa", Aeon cho biết.

Cụ thể, những việc Aeon Việt Nam đã làm là: Vệ sinh quầy kệ, khay đựng thức ăn, dụng cụ chế biến và sàn nhà; Đóng cửa tạm thời khu ẩm thực Việt Nam đến khi hoàn thành xong việc sửa chữa; Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hệ thống tủ, quầy, kệ trong khu vực Delica.

Xem thêm: đầu tư tài chính cá nhân mang đến lợi nhuận cao.

Aeon cũng cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp để những sự việc như vậy không xảy ra trong tương lai.

Nói thêm về quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu Delica, Aeon cho biết, các nguyên vật liệu nhập vào luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và trải qua quá trình kiểm định.

Ngoài ra, nhân viên khu vực ẩm thực tự chọn bắt buộc phải mặc đồng phục, mang khẩu trang che kín mũi, mang găng tay và đội mũ trùm kín hai tai, tóc trong suốt thời gian làm việc, không sơn móng tay, không đeo trang sức, rửa tay thường xuyên và đúng cách.

Các nhân viên khu vực ẩm thực tự chọn luôn được theo dõi và kiểm tra định kỳ sức khỏe cá nhân. Luôn vệ sinh quầy kệ, khay đựng thức ăn, dụng cụ, thiết bị, sàn nhà, bồn rửa, tủ lạnh. Kiểm soát chặt chẽ thời hạn sử dụng khi lưu trữ và bán hàng, các sản phẩm được chế biến và bày bán tại khu vực ẩm thực tự chọn của Aeon luôn được chế biến và chỉ bán trong ngày.
Moody’s: Doanh nghiệp châu Á phải chấp nhận 'được mùa cau, đau mùa lúa' trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Moody’s: Doanh nghiệp châu Á phải chấp nhận 'được mùa cau, đau mùa lúa' trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

tháng 8 12, 2020

Trong báo cáo gần đây của Moody's, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của các quốc gia khu vực châu Á sẽ có lợi khi nhiều nước trên thế giới đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, việc gia tăng nội địa hoá trên toàn cầu cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhà sản xuất châu Á. - có 200 triệu nên làm gì để thành công.

Theo báo cáo của Moody’s thứ 3 vừa qua, ngoại trừ Trung Quốc, nền kinh tế khu vực châu Á sẽ phải chấp nhận "được mùa cau, đau mùa lúa" khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá sẽ khiến các doanh nghiệp đa quốc gia chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ hoặc châu Âu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất sẽ có lợi cho các quốc gia có nền kinh tế định hướng theo xuất khẩu trong khu vực châu Á, ngoại trừ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc các nước ngoài khu vực gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, đặc biệt trong các nhóm ngành mang tính chiến lược như dược phẩm sẽ tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất khu vực châu Á. 

Ông Michael Taylor, Giám đốc điều hành của Moody's Investors khu vực châu Á - Thái Bình Duơng cho biết: "Chính phủ và các doanh nghiệp cần đặt việc đảm bảo an ninh nguồn cung bằng cách nâng cao sức mạnh chuỗi cung ứng, lên trên việc cân nhắc chi phí và hiệu quả kinh doanh".

Ông nói thêm: "Các quốc gia khu vực châu Á được hưởng lợi từ đa dạng hóa là những quốc gia có nền tảng kinh tế vững chắc, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, nguồn nhân lực chất lượng, rủi ro địa chính trị thấp và đảm bảo an ninh nguồn cung ứng".

Cũng theo báo cáo, nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Nền kinh tế châu Á là khu vực được hưởng lợi nhất trong giai đoạn này, đặc biệt trong việc gia tăng các đơn đặt hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Báo cáo cũng chỉ ra, các quốc gia trong khu vực sẽ được hưởng lợi nhiều về tăng trưởng kinh tế nội địa cũng như tăng tỷ lệ việc làm, điển hình như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,...

Mặt khác, các quốc gia cũng sẽ tập trung nội địa hoá trong các lĩnh vực sản xuất như dược phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm công nghệ cao, do vậy nhiều doanh nghiệp sẽ quay về thị trường trong nước. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. 

Các hiệp định thương mại tự do có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của vấn đề này đối với một số nền kinh tế khu vực châu Á. Báo cáo từ Moody’s chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển ở châu Á như Indonesia, Campuchia và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi khi tiếp cận vào thị trường EU và Hoa Kỳ đối với một số hàng hóa theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP). https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Các doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản xuất đối với các sản phẩm mà trước đây phải phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng đối với các sản phẩm như sắt, thép và kim loại cơ bản, các doanh nghiệp cần phải lưu ý về yếu tố an ninh.

Tuy vậy, quá trình định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Lý do là các doanh nghiệp sản xuất đã có mặt ở Trung Quốc trong hơn 20 năm, họ sẽ cần xem xét kỹ lưỡng về việc chuyển đổi năng lực sản xuất của mình từ Trung Quốc sang các nền kinh tế mới nổi.
Forbes: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung như một 'phép toán có tổng bằng 0

Forbes: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung như một 'phép toán có tổng bằng 0

tháng 8 09, 2020

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ngành sản xuất toàn cầu bị chia rẽ và hàng loạt lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Các nhà phân tích nhận định rằng cuộc chiến thương mại này như một "phép toán có tổng bằng 0". Thực tế, Trung Quốc và Mỹ không thể cô lập hoàn toàn nền kinh tế của họ.

Trong thập kỷ qua, các công ty Mỹ như Apple và Carter's đã bắt đầu chuyển nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc, một số đã chuyển các sơ sở về Mỹ.

Theo báo cáo của A.T. Kearney, nhập khẩu của Mỹ từ các nước khu vực châu Á đã giảm từ 816 tỷ USD năm 2018 xuống 757 tỷ USD vào năm 2019. Trong đó, phần lớn sự sụt giảm đều do giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2019, khoảng 14 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ đã được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. 

Trung Quốc hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhưng nhìn chung, quốc gia này vẫn sẽ được coi là "Công xưởng của Thế giới".


Chi phí gia tăng đã khiến cho các doanh nghiệp lớn buộc phải rời hoạt động khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ khổng lồ của quốc gia này vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong 20 năm qua, lương của công nhân Trung Quốc khu vực thành thị đã tăng gấp 8 lần. Trung Quốc không còn được biết đến là nơi có chi phí lao động rẻ, đặc biệt tại các thành phố ven biển hoặc thành phố cấp 1. Vì vậy, trong vài năm qua, nhiều công ty đa quốc gia và các công ty Trung Quốc đã tập trung đa dạng hoá sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu bên ngoài Trung Quốc. 

Đây còn được gọi là chiến lược "Trung Quốc + 1"


Cơ sở hạ tầng phát triển và thị trưởng tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc vẫn là thị trường thiết yếu đối với nhiều doanh nghiệp. Ví dụ như trong năm 2019, số lượng xe General Motors bán ra thị trường Trung Quốc nhiều hơn so với thị trường Mỹ. Mới đây, Nike cũng cho biết tăng trưởng tại các cửa hàng khu vực Trung Quốc vẫn đạt mức hai chữ số bất chấp ảnh hưởng của Covid-19 đến doanh số bán hàng toàn cầu. 

Các doanh nghiệp trong Danh sách Fortune 500 vẫn cho rằng Trung Quốc là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Tesla là một ví dụ điển hình. Tháng 7/2018, Tesla và Chính quyền Thượng Hải đã ký thoả thuận về xây dựng nhà máy sản xuất. Ngay sau đó, cổ phiếu của công ty đã tăng gần gấp 5 lần, một phần do hiệu quả bán hàng tại Trung Quốc.

Năm 2019, doanh thu của Tesla tại Trung Quốc đạt 2,98 tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm trước đó. Do những ưu đãi hấp dẫn của Chính phủ cùng với nhu cầu lớn về xe điện ở Trung Quốc, Tesla đã quyết định mở rộng siêu nhà máy ở Thượng Hải và thu về khoản cổ tức khổng lồ.

Chiến tranh thương mại 

Từ năm 2018, Tổng thống Trump đã đe dọa áp dụng thuế quan đối với các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, với trị giá 550 tỷ USD. Ý định của chính quyền Mỹ đó là buộc Trung Quốc mua các sản phẩm từ Mỹ như nông nghiệp, dầu và khí đốt tự nhiên, nhằm giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo số liệu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không những giảm đi mà còn tăng lên đáng kể.

Ban đầu, thoả thuận thương mại giai đoạn I đã phần nào giảm căng thẳng giữa hai bên. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế mà trước đây Chính quyền Hoa Kỳ can thiệp, giờ đã không còn tác dụng, thậm chí còn khiến tình hình tệ hơn. Theo Tổng thống Trump, thoả thuận thương mại giai đoạn II "không phải là ưu tiên hiện giờ". 

Một chuỗi các sự kiện tăng căng thẳng hơn nữa đã xảy ra giữa hai bên: Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston buộc đóng cửa trong 72 giờ, sau đó Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô buộc phải đóng cửa; Trung Quốc thông qua Luật An ninh Hồng Kông; Hoa Kỳ rút khỏi Quân đoàn Hòa bình và các chương trình Fulbright ở Trung Quốc; đại dịch Covid-19,...

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ngành sản xuất toàn cầu bị chia rẽ và hàng loạt lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Các nhà phân tích nhận định rằng cuộc chiến thương mại này như một "phép toán có tổng bằng 0". Thực tế, mặc dù trên một số khía cạnh, nền kinh tế giữa hai nước đang tách rời nhau. Tuy vậy, Trung Quốc và Mỹ không thể cô lập hoàn toàn nền kinh tế của họ. Điều này xảy ra sẽ gây tác động lớn cho cả Washington và Bắc Kinh.

Đối với một số tập đoàn có chuỗi cung ứng phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, việc dịch chuyển nhà máy sản xuất quay trở lại Mỹ sẽ là thách thức đáng kể. Craig Broderick, Giám đốc Quản lý Rủi ro tại Goldman Sachs cho biết: "Quy mô đầu tư của các công ty Hoa Kỳ và các nước khác vào chuỗi cung ứng và kênh phân phối Trung Quốc quá rộng. Do vậy, việc dịch chuyển toàn bộ các nhà máy sản xuất là không khả thi".

Theo báo cáo Khảo sát Kinh doanh Trung Quốc năm 2020 do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) thực hiện, chỉ 9% doanh nghiệp Mỹ cho biết họ bắt đầu thực hiện chuyển dịch địa điểm sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng ngoài Trung Quốc, 8% doanh nghiệp vẫn đang cân nhắc việc di chuyển của họ.

Cựu Chủ tịch AmCham tại Thượng Hải, ông Kenneth Jarrett khẳng định: "Các doanh nghiệp Mỹ luôn phải cân nhắc về các hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng của họ tại Trung Quốc. Trung Quốc không còn là 'công xưởng giá rẻ', thêm vào đó là những cản trở do hàng rào thuế quan. Hơn nữa, Covid-19 cũng giúp các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc dự phòng chuỗi cung ứng. 

Hầu hết các doanh nghiệp Hoa Kỳ có hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đều nhắm đến thị trường Trung Quốc. Tương tự, khi các doanh nghiệp chuyển dịch hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, phần lớn thị trường mục tiêu họ nhắm đến là các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. 

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19

Covid-19 đã giúp các doanh nghiệp nhận ra hậu quả của việc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc như một chuỗi cung ứng toàn cầu duy nhất. Sau khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1, tất cả các nhà máy đặt tại Trung Quốc đều đã phải đóng cửa.

Một số công ty như Hyundai và Fiat Chrysler không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dừng sản xuất tại các nhà máy ngoài Trung Quốc, do không được cung cấp các linh kiện thiết yếu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, đầu tháng 3, khoảng 91,7% nhân viên các doanh nghiệp chủ chốt thuộc sở hữu nhà nước tại Trung Quốc và hơn 80% nhân viên của các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc đã quay lại làm việc. 

Hiện nay, hầu hết các công ty ở Trung Quốc đã hoạt động trở lại trong khi Mỹ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi số ca nhiễm bệnh ngày càng tăng cao. GDP của Mỹ đã giảm 32,9% trong quý 2 năm 2020. Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đây là mức giảm nghiêm trọng nhất trong hơn 70 năm qua.

Việc thu hồi các doanh nghiệp Hoa Kỳ từ Trung Quốc không dễ dàng như Chính quyền Hoa Kỳ đề ra. Mặc dù Covid-19 đã giúp các doanh nghiệp nhận ra nguy cơ tiềm tàng của việc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, việc tìm ra điểm đến đầu tư thay thế đã gặp phải nhiều cản trở, như cơ sợ hạ tầng kém phát triển, chi phí đào tạo lao động cao, môi trường pháp lý phức tạp,...https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Các chuyên gia cũng đánh giá, thị trường 14,3 nghìn tỷ USD với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, cũng như việc chú trọng đổi mới công nghệ cao sẽ tiếp tục đưa Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới".
Giá bất động sản du lịch, nhà ở đi ngang, bất động sản công nghiệp tăng 9%

Giá bất động sản du lịch, nhà ở đi ngang, bất động sản công nghiệp tăng 9%

tháng 8 05, 2020

Nguồn cung bất động sản có xu hướng giảm trong khi số lượng giao dịch thành công tăng cao, giá bất động sản nhà ở tăng giá, dù mức tăng chưa đến 1%. Giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp tăng 9%, bất động sản du lịch không thay đổi. Bộ Xây dựng khẳng định trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường, thị trường bất động sản trong quý II đang dần hồi phục.

Nguồn cung có xu hướng giảm, giá bất động sản đi ngang

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong quý II, cả nước có 94 dự án với 19.543 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, Hà Nội có 16 dự án, với tổng số 7.408 căn nhà, giảm 21,3%, TP HCM có 8 dự án, với tổng số 3.958 căn nhà, giảm 40% so với quý I.

Số nhà ở hoàn thành, đủ điều kiện bán trong quý II hạn chế. Tại nhiều địa phương trên cả nước, nguồn cung nhà ở có xu hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm 2019.

Cả nước có 29.674 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM ghi nhận lần lượt 1.354 và 3.958 giao dịch thành công.


Qúy II, sản phẩm giao dịch thành công bình quân trên cả nước bằng khoảng 130-140% so với quý I . công ty bất động sản Nhật Nam

Lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý II bình quân trên cả nước bằng khoảng 130-140% so với quý I do các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội

Giá bán nhà ở trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. 

Cụ thể, tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16% so với quý I, các phân khúc cao cấp, trung cấp, bình dân ghi nhận tăng giá nhẹ, khoảng 0,3 - 0,8%. Nhà ở riêng lẻ cũng ghi nhận tăng, dù không đáng kể, khoảng 0,01% so với quý trước.

Tại TP HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với quý I.

Bất động sản công nghiệp tăng giá 9%

Mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp, bất động sản công nghiệp nói chung vẫn thu hút khách thuê, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có lượng mới mở bán rất ít, giá bất động sản du lịch vẫn không thay đổi so với năm 2019.

Đối với thị trường mặt bằng bán lẻ, do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh, khó khăn trong kinh doanh, nhiều mặt bằng bị trả lại hoặc các bên có sự đàm phán, điều chỉnh giảm khoảng 30-50% so với giá thuê trước đây, số mặt bằng trống tăng dần.

Còn phân khúc mặt bằng cho thuê, không chỉ ở Hà Nội mà cả TP HCM, loại hình nhà phố, nhà riêng cho thuê đều đang gặp khó khăn. Giá thuê nhà mặt phố, nhà riêng tiếp tục giảm tại nhiều quận huyện ở cả hai thành phố. Ở Hà Nội giá chào thuê nhà phố, nhà riêng giảm từ 2-7% trong khi tại TP HCM giảm 5-16% so với quý trước.

Bộ Xây dựng khẳng định trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường, thị trường bất động sản trong quý II đang dần hồi phục.

"Mặc dù còn có một số khó khăn, nhưng thị trường bất động sản vẫn có nhiều cơ hội hồi phục và phát triển, được thể hiện ở các yếu tố như nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các khu công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng… vẫn còn lớn", trích báo cáo.

Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.
Để condotel có điều kiện phát triển chính danh

Để condotel có điều kiện phát triển chính danh

tháng 7 26, 2020
Trong một bài viết trước đây, tôi đã giới thiệu condotel theo cách làm của thế giới. Để có sự nhìn nhận đúng đắn về mô hình, đáp ứng yêu cầu “cần và đủ” trong triển khai, bài này sẽ đi sâu vào bối cảnh vận động, bàn thêm các khía cạnh có tính lý giải liên quan đến thực trạng vấp váp tại Việt Nam.


Loại hình codotel nở rộ trong những năm qua, nhưng vẫn thiếu các quy định pháp lý nên tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. Ảnh: Đ.T

Nhận thức đúng về codotel

Về hình thái, condotel là phức hợp căn hộ cao cấp theo chuẩn khách sạn phục vụ du lịch. Cho dù condotel có cái đuôi “tel” thì đó vẫn là các căn nhà được sở hữu riêng. Điều khác biệt là sự ràng buộc về mục đích “để sinh lợi và nghỉ dưỡng”, chứ không phải để giải quyết nhu cầu chỗ ở. 

Do đây là mô hình du nhập, một biến thể gia cư đặc thù, việc triển khai cần đúng bài, đúng cách. Theo đó, các “developer” sẽ cần thêm tâm, tầm khai thác lưu trú du lịch ngay lúc khởi xướng, chứ không chỉ có máu kinh doanh bất động sản đơn thuần. Người mua căn hộ cũng vậy, sẽ cần là người có điều kiện kinh tế dư dả, đã đủ nơi ăn chốn ở, nay muốn có thêm cơ hội sinh lời và để nghỉ ngơi. Một sự nhìn nhận thấu suốt như vậy là điều kiện cần để condotel có chỗ dựa hình thành và phát triển.

Thế nhưng, yêu cầu có tính định hướng trong quá trình khởi lập như vậy tại Việt Nam thường không rõ ràng, lại bị các cơn sốt nóng bất động sản dắt đi. Condotel rộ lên khoảng từ năm 2014 đến năm 2019, trùng với giai đoạn thị trường bất động sản hồi phục mạnh. Cùng với các điều kiện vay vốn thoải mái, cam kết khó cưỡng, hứa hẹn hấp dẫn là các chiêu tiếp thị có cánh, từ đó không ít dự án đã phái sinh như các chợ đầu cơ. Chủ trương lướt sóng của lớp người mua có mục đích “mì ăn liền” và sự kém thành thạo đường đi nước bước nói chung của các bên, đã khiến cỗ xe condotel rung lắc, môi trường hoạt động sớm bị điểm trừ. Tình trạng vỡ trận, chết lâm sàng vừa qua (và còn âm ỉ) có nguyên nhân trực tiếp từ đó.

Các tranh cãi về hướng đi, về khả năng phát triển lành mạnh condotel như thế nào tới nay vẫn chưa ngã ngũ. Do hành lang pháp lý thiếu đồng bộ, định hướng mục đích và chủ trương đầu tư chưa được xác lập nghiêm túc, quá trình tạo dựng condotel có thể sẽ còn bị thử thách. Tình trạng nghĩ ngắn và thu hoạch sớm (nếu có), làm cho condotel khó có được sự chính danh và việc khai thác sẽ còn bất định.

Thật ra, yếu tố hấp dẫn của condotel là tính đồng bộ, có sự quản lý khai thác tập trung chuyên nghiệp gắn với uy tín thương hiệu của đơn vị vận hành. Thế nhưng, bên cạnh các dự án tiền hậu nghiêm túc, có nơi lại cho phép người mua tự khai thác, tự thuê người khai thác và dùng để ở. Điều này dễ tạo tình trạng “xôi đậu” kéo lùi phẩm cấp.

Ngoài các tiện ích, tiện nghi cao cấp được bàn giao hoàn chỉnh, condotel còn được quản lý điều hành chuyên nghiệp với chuẩn mực khách sạn nhiều sao. Do vậy, các thông tin về đơn vị khai thác (thường là các tên tuổi lớn) phải được xác lập từ đầu và cần xem đây là một cam kết với nhà đầu tư khi họ mua căn hộ. Đơn giản vì giá mua căn hộ đã được cộng thêm giá trị vô hình (goodwill value) nên yêu cầu tiền hậu nghiêm túc cần được đặt ra. Ngược lại, người mua cũng nên biết, condotel cần chuẩn cao nên chi phí quản lý sẽ cao, điều này giải thích vì sao đó không phải là nơi thích hợp cho thường trú.

Việc nghiệm thu và bàn giao là hai vấn đề cần lưu ý khác, liên quan đến thủ tục hoàn công và khai thác. Trường hợp một dự án có 3 tòa nhà thì chỉ khi nào xong cả 3 mới mong có condotel. Nếu chỉ xong một phần rồi bàn giao thì người mua nên cẩn thận, vì đó mới chỉ là “condo” chứ chưa có “tel”. Đồng thời, việc kinh doanh hotel cần được tiến hành ngay sau khi các căn hộ được bàn giao cho người mua. Ý này quan trọng, do nó liên quan đến việc quản lý căn hộ và hiệu suất khai thác, bởi không loại trừ sẽ có trường hợp bàn giao theo từng tòa, hay thậm chí từng tầng. Điều này là không thể chấp nhận, có thể đẩy người mua vào thế bị động, không biết nhận để làm gì...

Thận trọng vấn đề hợp đồng

Hợp đồng là vấn đề rất quan trọng. Đây là văn tự giấy trắng mực đen và một khi đặt bút ký sẽ “bút sa gà chết”. Hãy thận trọng, bởi sẽ dễ có các điều khoản không thỏa đáng, kém bình đẳng, phức tạp. Condotel lại không chỉ có căn hộ “sờ được”, mà còn ẩn “cái hồn” khách sạn. Nếu người mua quá chú trọng căn hộ mà bỏ sót các nội dung liên quan đến khai thác thì rất dễ gánh chịu điều không mong muốn. Ví dụ, việc chậm bàn giao căn hộ tuy có đặt ra và có chế tài, nhưng việc chậm đưa vào khai thác nếu không đề cập thì khả năng bất lợi người mua sẽ chịu.

Hoặc nghĩa vụ của bên mua là phải ký với bên bán hợp đồng khai thác có nội dung “vô điều kiện và không hủy ngang”, nhưng nếu việc khai thác bế tắc, thua lỗ kéo dài thì chủ căn hộ có bị bó tay? Sự thiếu vắng cơ chế bảo vệ quyền lợi của cộng đồng các chủ căn hộ, việc định đoạt tỷ lệ ăn chia… người mua cũng bị đặt vào thế lép vế. Rủi ro tiềm ẩn, xung đột, tranh chấp là điều khó tránh.

Hiện nay, tại Việt Nam, việc sở hữu căn hộ condotel do bị trộn chung với hoạt động kinh doanh nên thời hạn sở hữu lệ thuộc thời hạn (thuê) đất kinh doanh 50 năm. Đã vậy, giả định đất đó đã có từ 10 năm trước và việc xây dựng mất 5 năm nữa, thì thời hạn sở hữu căn hộ chỉ còn 35 năm. Không ai mua căn hộ cao cấp đắt tiền mà thời hạn sở hữu lại bị đóng nắp như vậy.


Thực tế này đã làm cho căn hộ condotel kém hấp dẫn và đây có lẽ là chỗ cần được xem lại. Việc cho xây bán và cấp quyền sở hữu căn hộ trên đất thuê (đất có thời hạn) liệu có hợp lý? Vì không thể bán cái mình đang mượn tạm. Do đó, một khi đã cho phép xây bán căn hộ và cấp quyền sở hữu thì pháp lý phải lâu dài. Nói một cách đơn giản, condotel cần được xây trên đất ở. Nếu nó được xây trên đất thuê, đất ven biển, thì các mối quan hệ sẽ theo pháp lý hợp đồng.

Condotel là hàng nhập, nhưng nếu không đồng bộ sẽ dễ bị trục trặc, bị lỗi, gây bất lợi không đáng có cho hoạt động đầu tư và yêu cầu phát triển bắt kịp. Do không tách bạch quan hệ sở hữu với hoạt động kinh doanh, có chăng condotel đã bị ngộ nhận, bị o ép vào thế khó. Cụ thể, việc xây dựng và bán mua căn hộ (là quá trình tạo lập các đơn vị gia cư và xác lập pháp lý sở hữu) đã bị đánh đồng với hoạt động kinh doanh, vốn là hoạt động giao kết sau khi căn hộ đã có sở hữu riêng.https://nhatnamgroup.asia/

Gọi condotel là “căn hộ khách sạn”, nhưng nó rất khác với các khách sạn thông thường. Khác ở chỗ, các đơn vị lưu trú (units) ở đó là các tài sản riêng lẻ được sở hữu bởi nhiều người (được nhà phát triển xây bán căn hộ cho nhiều chủ thể khác nhau), chứ không như khách sạn thông thường có sở hữu đơn nhất là thể nhân hay pháp nhân. Mặt khác, cũng không nên xem căn hộ condotel như các gian hàng trong siêu thị hay shopping center…

Cần minh thị các chủ sở hữu căn hộ là chủ nhà chứ không phải chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh là developer hoặc người của họ. Họ xin phép kinh doanh, quản lý điều hành, chịu trách nhiệm lời lỗ chứ không phải chủ sở hữu codotel. Điều gì ràng buộc các chủ sở hữu codotel ở đây là một quan hệ thứ cấp qua hợp đồng khai thác. Mặt khác, cho dù mục đích ban đầu hình thành condotel có quy ước để khai thác khách sạn, cần lưu ý cái cốt của nó luôn là condo (condominium - chung cư). Bởi, có thể do nhiều nguyên nhân, đến một lúc việc khai thác hotel không hiệu quả, lỗ kéo dài, phải đóng cửa, thì cái đuôi “tel” có thể không còn, nhưng “condo” sẽ vẫn tồn tại lâu dài và căn hộ phải được trả về cho chủ. Đây là lý giải không thể loại trừ và để củng cố yêu cầu bình đẳng về sở hữu lâu dài cho căn hộ condotel.